Phụ nữ cho con bú có peel da được không? Thông tin chi tiết
Một câu hỏi được các mẹ bỉm sữ quan tâm đó là “Phụ nữ cho con bú có peel da được không?“. Trước khi trả lời câu hỏi chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về peel da. Hãy tìm hiểu ngay dưới đây.
Peel da có tốt không?
Peel da hay peel da hóa học là phương pháp sử dụng các hóa chất có nồng độ cao tác động lên bề mặt da để đẩy nhanh quá trình loại bỏ lớp sừng dày trên da. Từ đó, kích thích sản sinh tế bào, thúc đẩy quá trình phục hồi để tạo ra làn da mới căng bóng và khỏe mạnh.
Nếu bạn đang thắc mắc peel da có tốt không? Thì câu trả lời chắc chắn là CÓ. Peel da là một phương pháp sử dụng hóa chất đã được kiểm chứng để điều trị các vấn đề trên da cực kỳ tốt và hiệu quả. Trước khi giải đáp thắc mắc phụ nữ cho con bú có peel da được không? hãy cùng tìm hiểu về những công dụng mà phương pháp này mang lại nhé!
Làm sạch da
Khi thực hiện phương pháp này, các hóa chất peel sẽ thâm nhập sâu vào lỗ chân lông, hòa tan dầu thừa, bã nhờn và tế bào chết. Từ đó, sẽ làm bong tróc lớp tế bào chết trên bề mặt da. Đồng thời, cuốn trôi bụi bẩn, sợi bã nhờn, dầu thừa,… trên da mặt do ảnh hưởng của môi trường. Vì vậy, da được làm sạch sâu đa tầng, giúp loại bỏ tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, bỏ đi lớp sừng dày trên da.
Trị mụn và làm giảm sẹo mụn
Trong các sản phẩm peel da thường có chứa thành phần acid với khả năng kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn P.acnes. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mụn. Đồng thời, các hoạt chất này cũng thâm nhập vào sâu trong các ổ viêm gây mụn để làm sạch nang lông bị tắc nghẽn, hỗ trợ làm khô và đẩy cồi mụn lên bề mặt da.
Mặt khác, quá trình peel cũng giúp kích thích da sản sinh collagen, thúc đẩy sự tái tạo tế bào da mới. Nhờ đó, cải thiện kết cấu da, làm đầy vết sẹo lõm, giảm tình trạng thâm sau mụn. Hơn thế, da còn trở nên mềm mại và mịn màng hơn.
Làm mờ nếp nhăn và vết nám da
Peel da sẽ tác động trực tiếp lên các tầng biểu bì của da để loại bỏ tế bào chết, kích thích sản sinh collagen và elastin. Hai thành phần này giúp duy trì độ đàn hồi và săn chắc của làn da. Bên cạnh đó, còn thay thế những tế bào cũ thành tế bào mới khỏe mạnh. Bởi vậy, đánh bay nếp nhăn trên làn da của chị em.
Ngoài ra, peel da còn có khả năng làm mờ vết nám bởi hoạt chất có trong các loại peel giúp phá vỡ sự tích tụ của melanin gây ra tình trạng nám da, đồi mồi,… Do đó, có thể thấy phương pháp peel giúp làm mờ nếp nhăn, vết nám hiệu quả mà chị em nên áp dụng.
Cải thiện màu da không đều
Đối với những loại peel da có nồng độ acid ở ngưỡng trung bình, khi sử dụng sẽ tác động trực tiếp lên bề mặt da. Sau đó, đi từ lớp nhú bì đến trung bì, để bóc tách các tế bào tối màu gây nên nám, tàn nhang trên da. AHA trong peel có khả năng làm sáng các vùng da bị nám, giúp làn da trở nên đều màu hơn.
Ngoài ra, khi loại bỏ tế bào chết và kích thích sản sinh tế bào mới, peel da sẽ giúp tái tạo làn da mới sáng màu, hồng hào và khỏe mạnh hơn. Da liên tục sửa chữa và tái tạo giúp loại bỏ vùng da tối màu, cải thiện tình trạng da không đều màu một cách rõ rệt. Do đó, peel da được xem là phương pháp cải thiện tình trạng da không đều màu cực kỳ hiệu quả.
Kích thích tái tạo da
Như đã nói ở trên, peel da giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, thúc đẩy sản sinh collagen tự nhiên. Nhờ đó, da được kích thích tái tạo liên tục giúp làn da thay mới thường xuyên mà vẫn đảm bảo độ an toàn. Mang đến cho chị em một làn da mềm mại, mịn màng hồng hào và cực kỳ tươi trẻ.
Giảm thiểu các dấu hiệu lão hóa da
Peel da là một phương pháp làm đẹp hiệu quả, giúp làm chậm quá trình lão hóa da và giảm thiểu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa trên da. Nhờ quá trình thúc đẩy sản sinh collagen và kích thích tái tạo tế bào mà các tổn thương trên da được phục hồi và sửa chữa liên tục. Qua đó, da có độ đàn hồi, săn chắc khiến các nếp nhăn mờ dần chỉ với vài lần peel.
Phụ nữ cho con bú có peel da được không?
Peel da là một phương pháp làm đẹp mang lại nhiều lợi ích và đạt hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp làm đẹp này.
Để giải đáp thắc mắc phụ nữ cho con bú có nên peel da không? Thì câu trả lời là KHÔNG. Các chuyên gia cho rằng, các hóa chất trong quá trình peel da sẽ thẩm thấu và được cơ thể hấp thụ qua da. Sau đó, hòa tan với sữa mẹ và đi vào cơ thể của trẻ nhỏ. Điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
Do đó, trong thời gian cho con bú, chị em chỉ nên thực hiện quy trình chăm sóc da đơn giản với những sản phẩm lành tính, phù hợp với phụ nữ có thai và cho con bú. Nếu bạn có nhu cầu peel để làm đẹp da nên đợi sau khi không cho con bú mẹ hoặc tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ da liễu thực hiện để tránh những tác động tiêu cực lên cơ thể của mẹ và bé nhé!
Tiêu chí lựa chọn mỹ phẩm an toàn cho mẹ bỉm
Trong quá trình giải đáp thắc mắc phụ nữ cho con bú có peel da được không? chắc hẳn chị em cũng muốn tìm hiểu những loại mỹ phẩm an toàn cho mẹ và bé. Lựa chọn mỹ phẩm trong thai kỳ và thời gian cho con bú là vấn đề cực kỳ quan trọng để chăm sóc làn da nhạy cảm của mẹ cũng như đảm bảo an toàn cho bé. Vậy có những tiêu chí nào cần lưu ý để lựa chọn được dòng mỹ phẩm chăm sóc da hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn?
Thành phần tự nhiên, hữu cơ, lành tính
Khi lựa chọn mỹ phẩm cho mẹ bỉm nên tránh những sản phẩm chứa hóa chất trong bảng thành phần vì có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Để bảo vệ cả mẹ và bé, nên ưu tiên các sản phẩm có thành phần chiết xuất từ tự nhiên, không chứa hương liệu, không chứa paraben, sulfate, phthalate, formaldehyde,..
Ngoài ra, nên ưu tiên những sản phẩm được bác sĩ da liễu khuyên dùng, có gắn nhãn organic, natural, hypoallergenic. Những loại mỹ phẩm này có độ lành tính, bảng thành phần hữu cơ, không có các hóa chất gây hại, gây kích ứng.
Tránh các sản phẩm chứa retinoid, tretinoin
Retinoid, tretinoin là một dạng dẫn xuất của vitamin A – Hoạt chất có khả năng làm trẻ hóa làn da, được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chống lão hóa và điều trị mụn hiệu quả. Tuy nhiên, đối với các mẹ đang trong giai đoạn cho con bú, có thể tiềm ẩn nguy hiểm cho em bé.
Retinoid có khả năng thẩm thấu qua da và hấp thụ vào máu, từ đó có thể truyền vào sữa mẹ. Dù với lượng nhỏ hay lớn thì cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng, sử dụng retinoid, tretinoin khi mang thai gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Do đó, các mẹ bỉm không nên lựa chọn sản phẩm có chứa hai hoạt chất này. Ưu tiên các thành phần chống lão hóa lành tính hơn như bakuchiol hoặc axit azelaic.
Sử dụng kem chống nắng vật lý
Trong số các dòng kem chống nắng được cung cấp trên thị trường, kem chống nắng vật lý được các chuyên gia khuyến nghị nên lựa chọn cho mẹ bỉm. Bảng thành phần của kem chống nắng vật lý thường là những khoáng chất tự nhiên như zinc oxide, titanium dioxide,…
Khi bôi lên da sẽ tạo thành một lớp màng chắn tia UV, bảo vệ da trước các tác động tiêu cực. Các hoạt chất trong sản phẩm cũng không được hấp thụ vào da, giảm thiểu tối đa nguy cơ hóa chất xâm nhập vào cơ thể và truyền qua sữa mẹ đến em bé. Đồng thời, các loại kem chống nắng vật lý cũng không chứa oxybenzone hay avobenzone nên ít gây kích ứng hơn so với các loại chống nắng hóa học.
Thương hiệu uy tín
Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, các mẹ bầu, mẹ bỉm nên ưu tiên sử dụng sản phẩm của thương hiệu mỹ phẩm uy tín. Đồng thời, cân nhắc lựa chọn sản phẩm của các thương hiệu chuyên sản xuất mỹ phẩm cho mẹ bầu.
Các thương hiệu này sử dụng thành phần hữu cơ, chiết xuất thiên nhiên, không chứa chất hóa học nên độ an toàn cao. Đồng thời, vẫn đảm bảo khả năng chăm sóc da hiệu quả.
Test thử sản phẩm trước khi sử dụng
Trước khi dùng sản phẩm lên toàn bộ khuôn mặt và cơ thể, chị em nên thử sản phẩm ở một vùng nhỏ trên da để đảm bảo không xảy ra tình trạng kích ứng, mẩn ngứa. Sau 30 phút, nếu không thấy có tình trạng kích ứng thì có thể sử dụng lên toàn bộ khuôn mặt.
Athena Trading vừa giải đáp thắc mắc phụ nữ cho con bú có peel da được không? cũng như chia sẻ về những tiêu chí khi lựa chọn mỹ phẩm cho mẹ bầu. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích để chăm sóc da trong thai kỳ hiệu quả nhất. Hãy theo dõi chúng tôi để có thêm thông tin.