Cách nặn mụn không bị thâm là mối bận tâm của nhiều người gặp bệnh lý về mụn. Vậy những những loại mụn nào có thể nặn tại nhà? Quy trình nặn mụn và chăm sóc da như thế nào để không bị thâm mụn? Athena Trading sẽ chia sẻ chi tiết các vấn đề này trong bài viết sau.
Những loại mụn nào có thể nặn tại nhà?
Trước khi tìm kiếm những cách nặn mụn không bị thâm tại nhà, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra mụn cũng như những loại mụn có thể tự nặn để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé.
Mụn là bệnh lý xuất hiện ở các vùng da trên cơ thể, phổ biến nhất là da mặt. Nguyên nhân chính gây ra mụn là do sự tăng tiết dầu nhờn, khiến vi khuẩn tích tụ làm viêm hệ thống nang lông tuyến bã. Nhiều loại mụn với kích cỡ và đặc điểm khác nhau có thể xuất hiện trên da mặt như mụn viêm, mụn đầu đen, mụn đầu trắng,…
Người gặp tình trạng mụn thường có cảm giác tự ti, mặc cảm với vẻ bề ngoài, muốn loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể nên thường dùng lực để nặn nhân mụn. Tuy nhiên không phải loại mụn nào cũng có thể tự nặn tại nhà, cụ thể:
- Các loại mụn có thể nặn tại nhà là những loại mụn không gặp tình trạng viêm, không sưng tấy như: Mụn đầu đen, mụn đầu trắng.
- Các loại mụn không thể nặn tại nhà là những loại mụn xuất hiện tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm như: Mụn trứng cá, mụn mủ, mụn u nang viêm, mụn đinh râu,… Chúng thường gây sưng đau, khi xử lý ổ viêm không đúng cách làm lây lan sang các vùng da khác và có nguy cơ gây bội nhiễm. Đặc biệt, mụn đinh râu xuất hiện ở vị trí các dây thần kinh, nặn không đúng cách sẽ gây ra biến chứng khó lường.
Hướng dẫn cách nặn mụn không bị thâm tại nhà
Tình trạng mụn xuất hiện không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ và tinh thần của người bệnh. Các chuyên gia khuyến nghị nên đến những cơ sở chăm sóc da liễu uy tín để được các chuyên gia xử lý nhân mụn đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ bị những loại mụn không viêm thì vẫn có thể tự xử lý tại nhà theo hướng dẫn sau:
Chuẩn bị dụng cụ
Trước khi bắt đầu nặn mụn, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết hỗ trợ quá trình nặn mụn như: Tăm bông, cây nặn mụn, gang tay y tế, sản phẩm sát khuẩn,… Những dụng cụ này sẽ giúp thao tác nặn nhanh chóng, đơn giản hơn.
Làm sạch da
Nốt mụn sau khi nặn sẽ trở thành vết thương hở trên da mặt, da tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến bùng phát mụn nặng hơn. Do đó, đảm bảo làn da được làm sạch kỹ lưỡng, loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn tích tụ trên da trước khi tiến hành bị mụn.
Bạn nên làm sạch da bằng cách sử dụng nước tẩy trang thấm vào bông chuyên dụng. Lau sạch toàn mặt rồi tiếp tục sử dụng sữa rửa mặt để làm sạch kỹ lưỡng hơn.
Xông hơi
Xông hơi mặt là phương pháp sử dụng hơi nóng để làm giãn nở, mở rộng các lỗ chân lông trên da mặt. Quá trình xông hơi giúp loại bỏ bã nhờn từ sâu trong lỗ chân lông khỏi da. Đồng thời, mở rộng lỗ chân lông giúp nhân mụn bị bít tắc trong da được nới lỏng hơn, dễ đẩy ra ngoài hơn. Từ đó, hạn chế tối đa những tổn thương xuất hiện trên da sau khi nặn mụn.
Để thực hiện xông mặt, bạn có thể hơ mặt trên một chậu nước ấm, khoảng cách tiêu chuẩn nên là 30 cm để tránh làm da bị tổn thương do nhiệt độ cao. Đồng thời, trùm kín đầu và chậu nước bằng 1 chiếc khăn bông lớn để ngăn hơi nước thoát ra ngoài. Trong trường hợp bạn có máy xông mặt thì chỉ cần thêm nước và bật máy xông như bình thường là được.
Nặn mụn
Trước hết, bạn cần đeo găng tay y tế để đảm bảo vệ sinh, vi khuẩn ở tay không thể tác động lên da. Sau đó, dùng bông thấm nước muối sinh lý lau nhẹ ở những vùng da chuẩn bị nặn mụn để làm sát trùng da mặt.
Sử dụng hai chiếc tăm bông ấn vào mụn từ hai góc khác nhau tạo lực khiến nhân mụn bị đẩy lên hoặc sử dụng cây nặn mụn ấn vào đầu mụn để đẩy cồi. Khi nhân mụn được loại bỏ, nhanh tay dùng chiếc bông tẩy trang khác có chứa dung dịch sát khuẩn để sát trùng lại vết thương trên da.
Sau khi nặn mụn nên làm gì?
Không chỉ cần đảm bảo vệ sinh trước và trong khi nặn mụn mà bảo vệ da sau khi nặn mụn để các vết thương không chịu sự tấn công của vi khuẩn cũng vô cùng quan trọng. Thực hiện ngay các bước dưới đây sau khi nặn mụn xong để làm se miệng vết thương, dịu da, giảm sưng sau nặn mụn và hỗ trợ quá trình phục hồi da nhanh chóng hơn:
Bước 1: Vệ sinh da
Sau khi nặn mụn, bạn có thể dùng nước sạch để lau bỏ dung dịch sát khuẩn vừa dùng trên da. Điều này giúp loại bỏ tình trạng kích ứng nếu để dung dịch sát khuẩn trên da mặt quá lâu.
Bước 2: Cân bằng da với toner
Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng thêm toner phù hợp với da. Các loại toner lành tính giúp cân bằng độ pH, độ ẩm trên da và hỗ trợ làm sạch sâu thêm một lần nữa. Tránh tình trạng da bị khô do chưa được cấp ẩm kịp thời bằng sản phẩm chuyên dụng.
Bước 3: Làm dịu da, giảm sưng bằng mặt nạ
Phản ứng sau khi nặn mụn sẽ khiến cho nốt mụn bị sưng tấy, lúc này bạn có thể sử dụng một chiếc khăn sạch, bọc đá lạnh và chườm lên các vết sưng khoảng 5 phút để giảm đau, giảm sưng viêm, mẩn đỏ,..
Đặc biệt, có thể sử dụng các loại mặt nạ lành tính, chiết xuất từ thiên nhiên hoặc nguyên liệu thiên nhiên như yến mạch, sữa chua không đường, dưa chuột,… để bổ sung dưỡng chất cần thiết, cải thiện tổn thương, giảm thâm sau khi nặn mụn.
Bước 4: Phục hồi cho làn da bằng các sản phẩm chuyên sâu
Khi da gặp các bệnh lý về mụn, vết mụn đã làm tổn thương các tế bào, mô một cách nghiêm trọng. Sau khi nặn mụn, da lại một lần nữa bị tổn thương do lực tác động đẩy cồi mụn. Có thể nói, làn da sau khi nặn mụn bị tổn thương gấp đôi, cần được phục hồi bằng các sản phẩm chuyển sâu thay vì chờ đợi cơ chế tự làm lành của cơ thể.
Tuy nhiên, da sau nặn mụn ở tình trạng vết thương hở nên không thể tùy tiện sử dụng các loại mỹ phẩm vì sẽ làm vết thương hở bị nhiễm trùng khiến tình trạng trở nặng. Do đó, nên sử dụng các sản phẩm phục hồi sau khi nặn mụn 24h, ưu tiên các sản phẩm có chứa Vitamin B3, B5, Ceramide, Glycerin, HA,… hỗ trợ quá trình tái tạo da sau tổn thương.
Bước 5: Bảo vệ da khỏi tác hại từ tia UV, bụi bẩn và hạn chế trang điểm
Đừng quên sử dụng các loại kem chống nắng để bảo vệ da sau nặn mụn khỏi những tác hại từ tia UV, bụi bẩn, gốc tự do,… Những sản phẩm này hạn chế tối đo tác hại của ánh nắng mặt trời làm tăng sắc tố melanin gây thâm mụn.
Đồng thời, hạn chế trang điểm dễ gây kích ứng da, gây bít tắc lỗ chân lông làm gián đoạn quá trình phục hồi da.
*Lưu ý:
- Không dùng tay chạm lên vùng da sau khi nặn mụn để tránh tình trạng vi khuẩn trên tay tích tụ trên da gây viêm nhiễm.
- Không dùng mỹ phẩm trong 24h đầu sau khi nặn mụn để tránh tình trạng kích ứng, suy giảm miễn dịch tự nhiên của da.
- Trong 24h sau nặn mụn, nên vệ sinh da mặt bằng nước muối sinh lý và xịt khoáng cấp ẩm cho da.
Athena Trading vừa chia sẻ cách nặn mụn không bị thâm trong bài viết trên. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn cập nhật thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc, điều trị làn da mụn hiệu quả.